1.1. Chăm sóc cây cam thu hoạch
Sau thu hoạch cần làm các việc sau:
– Bón phân phục hồi và tưới nước: Sau thu hoạch bón liền khoảng 200g Urê +100g DAP +20- 30 kg phân chuồng hoai (hoặc 10 kg phân hữu cơ vi sinh) cho cây 4- 5 tuổi và tưới nước đều đặn cho cây.
– Tỉa cành & vệ sinh vườn: Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (Khoảng 10-15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeauxe dưới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh.
– Phun trên lá: Sử dụng các loại phân dưỡng lá có hàm lượng N, phun sương đều tán cây 2- 3 lần (7 ngày / lần) giúp cây phục hồi nhanh, phát triển tốt, chuẩn bị sức ra hoa.
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thường là hoa lưỡng tính
Hoa cam sành
Hoa đa số là tự thụ phấn nhưng cũng có thụ phấn chéo. Sự thụ phấn chéo làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có nhiều hạt.
– Đặc tính ra hoa tự nhiên của Cam là sau một thời gian khô hạn, khi gặp mưa hoặc nước tưới thì cây sẽ ra đọt mới đồng thời với nụ hoa.
– Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi.
– Trên cành vượt thường ra bông và lá
– Trên cành gỗ già thường ra bông không mang lá.
– Cây còn tơ thường ra hoa không tốt như cây trưởng thành.
Dựa vào đặc tính ra hoa sau một thời cho khô hạn và tưới trở lại
Người ta sử dụng biện pháp xiết nước tạo khô hạn, kết hợp phun thuốc kích thích ra hoa.
1.2 Kỹ thuật xử lý ra hoa cụ thể gồm các giai đoạn như sau:
Sau thu hoạch tỉa cành và vệ sinh vườn:
– Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (khoảng 10 – 15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeaux dưới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân lần 1 (đạm cao), tùy theo tuổi và sự sinh rưởng của cây, có thể căn cứ vào vụ trái năm trước.
– Lá non ra, khi lá già, bón phân lần 2 (Lân cao)
– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
– Xiết nước: rút khô nước trong mương vườn và ngưng tưới để tạo “sốc” cho cây. Thời gian 15-20 ngày, tùy theo tuổi cây, thời tiết chi phối. Tổng quát chỉ nên xiết đến khi cây vừa xào lá (lá hơi héo).
– Chỉ nên xiết nước khi vườn cây trên 3 năm tuổi để không làm cây kiệt quệ, mất sức.
– Sau khi xiết, cho nước lại vào trong mương vườn đến cách mặt đất 20-30cm trong vòng 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra cách mặt liếp 50 –60cm để không làm bộ rễ cây bị thiệt hại, gây mất sức cho cây.
– Tưới nước trở lại vừa phải và bón phân theo khuyến cáo, có 2 cách như sau:
Cách 1:
– Ngưng tưới và rút cạn nước, khoảng 20 ngày.
– Tưới lại: 2-3 lần mỗi ngày, liên tục đến ngày thứ tư bón phân (tuỳ theo sinh trưởng của cây, lượng phân là 0,3-0,5 kg phân 20-20-15 và 0,1 kg phân ure/ cây.
– Sau khi bón phân tưới mỗi ngày 1 lần.
– Khoảng 7-15 ngày sau cây ra hoa, lúc này cần lượng nước vừa phải, ngày tưới ngày nghỉ (nếu tưới nhiều cây cây sẽ ra đọt). Giai đoạn này có thể phun thêm kali nitrat (nồng độ 0,5-1%)
Cách 2:
– Áp dụng như cách 1, nhưng có bồi sình.
– Đầu tiên liếp được tưới đẩm.
– Bồi sình một lớp dầy 5cm, rút nước và không tưới.
– Khoảng 20-25 ngày sau, sình khô (mặt sình nứt nẻ), tưới trở lại và xử lý như cách 1.
Khoanh cành: Có tác dụng làm hãm vận chuyển nhựa trong cây và kích thích ra hoa, khoanh ở những cành cấp 1, 2. Khoanh tròn một vòng, độ rộng lát khoanh khoảng 1-2 mm. Khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết khoanh.
Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc cho cây cam bằng dây nhỏ giọt Rivulis Hydro Bloom 8mm của isarel.
2. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái cam
2.1 Xử lý tăng đậu quả
Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hổ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi. giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuốn trái mập & dai)
Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì không bón phân. Chỉ bón lại khi cây đang nuôi trái và nên bón là nhiều lần.
Khoanh cành để hạn chế sự rụng quả: trong quá trình phát triển của quả, cây cam sẽ có các đợt phát lộc, khi phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh dưỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để hạn chế rụng quả.
Chú ý:
Hoa đang nở rộ thì hạn chế phun thuốc cho cây và tưới nước giử ẩm thường xuyên cho cây nhưng lúc này không được tưới phun lên hoa đang nở rộ.
2.2 Chống hiện tượng rụng trái quá nhiều Có 2 đợt rụng trái sinh lý trên cây
– Đợt rụng lần thứ nhất, thường xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống.
– Đợt rụng trái thứ 2 khi có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
– Hiện tượng rụng trái trên cây có múi gần như là tất yếu. Biện pháp kỹ thuật quan trọng là bón thúc, bón thúc dưới gốc (khoảng 100- 200g phân N.P,K (20- 20- 15)/cây) và phun bổ sung dinh dưỡng kịp thời trên lá để nuôi trái và hạn chế rụng.
Chú ý :
Hiện tượng khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước” cách khắc phục: tưới nước thường xuyên, bón phân gốc đầy đủ và phun ngay thuốc dưỡng trái.
Nuôi Trái:
Thời kỳ trái nhỏ đến 4- 5 tháng: Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng sinh lý nên cần chăm sóc như sau:
– Bón phân: bón ít khoảng 100g NPK (20- 20- 15) /cây, 15 ngày /lần và tưới đều đặn.
– Phun trên lá: Phân dưỡng trái có Ca, phun sương đều tán cây, 10 ngày /1 lần để nuôi trái, hạn chế hiện tượng rụng trái, khi trái đang lớn. Nên cộng thêm ProGibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.
Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu”da lươn”, tức vỏ trái sần lên, trái muốn to nhanh thì nung phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt trái. Nên bón phân nhiều và phun bổ sung trên lá mhư sau:
– Bón phân: khoảng 200gNPK 20- 20- 15+50gKCl / cây. 15 ngày / lần và tưới đều đặn.
– Phun trên lá: Dưỡng trái có Ca, phun sương đều tán cây 10 ngày /1 lần. Nên cộng thêm Progibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái
Một số điểm cần chú ý: Đón và dưỡng đọt non
Sau khi ra hoa khoảng 4- 6 tháng, cây có ra 1 đợt đọt non, nhất là khi ta thúc phân, nước cho trái phát triển.
Cần bảo vệ đợt cành non này vì đó là những cành lá cung cấp dinh dưỡng nuôi trái và là cành mẹ qua năm sau sẽ cho các cành mang trái.
Đợt cành này rất quan trọng, phải nuôi cành được từ 3, 5- 4 tháng thì sau này cành sẽ cho đọt non ra hoa đơn ở gần đỉnh ngọn, những hoa này sẽ rất dễ đậu trái trên cây.
Bảo vệ như sau: khi thấy cây bắt đầu nhú đọt non thì bón thêm phân gốc cho cây và phun dưỡng lá giúp cây ra đọt non đồng loạt.
Khi đọt non đang phát triển, pha thuốc như: Basutigi, Supracide…cộng với Dưỡng trái hoặc Dưỡng lá, phun 2- 3 lần để phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy và nuôi đọt lá lẫn nuôi trái trên cây.
Tỉa và bao trái :
Mục đích là cho trái to, sáng đẹp, cao cấp và bán được giá cao. Bao trái nhằm bảo vệ trái không bị da cám do nhện gây nên, không bị ngài, ruồi hay bọ xít chích trái. Bao trái còn chống trái cam bị nám.
Cách làm:
Sau giai đoạn rụng sinh lý (khoảng 45 ngày sau đậu), tỉa trái đeo xong phun thuốc diệt trứng, sâu, nấm có sẵn trên trái. Một ngày sau dùng túi chuyên dùng (loại 16x20cm dùng bao cam,) bao trái lại, xiết chặt miệng bao nếu bao trái thì đỡ tiền thuốc sâu bệnh, bao trái nên dùng 1 lần để hạn chế sự lây lan sâu bệnh và màu sắc bao đã thay đổi nên trái dễ sâu bệnh và không được đẹp.
Chống hiện tượng nứt trái
Thường xuất hiện khi trái đã lớn (nhất là cam), có thể do thiếu nước gặp nước nhiều đột ngột làm phần ruột lớn nhanh hơn phần vỏ và do vỏ thiếu Ca (có khi bón N quá nhiều) …Cách khắc phục: Bón cân đối NPK cộng thêm một ít Ca (NO3)2, tưới nước đều đặn cho cây.
Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc cho cây cam bằng dây nhỏ giọt Dig 6mm của Mỹ
Qua đây ta có thể thấy nước là yêu tố vô cùng quan trọng đối với cây cam, góp phần không nhỏ và việc tăng năng suất cây trồng. Với những vùng nước phèn bà con có thể áp dụng phương pháp tưới phun mưa cục bộ. Đây là biện pháp đang được rất nhiều bà con áp dụng vì có thế tháo ra vệ sinh béc tưới trong trường hợp bị tắc nghẽn do đóng phèn.
Với những vùng có nguồn nước không bị nhiễm phèn bà con có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc . Hình thức này vừa tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm nước, lại đảm bảo được lượng nước tưới thích hợp cho cây trồng. Bà con có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.
Sưu tầm