(TBKTSG Online) – Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Vĩnh Phúc: Tập huấn kỹ thuật thâm canh cây bí đỏ F1-868 vụ Đông 2013
(Mard – 10/9/2013) – Ngày 5/9/2013, tại Hội trường UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Vĩnh Phúc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây bí đỏ F1-868 vụ Đông năm 2013.
Tham dự lớp tập huấn có phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, đại diện UBND xã, các cán bộ phụ trách nông nghiệp và gần 100 hộ dân tham gia mô hình bí đỏ.
Đây là lớp tập huấn đầu tiên thuộc chương trình hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa vụ Đông năm 2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Các hộ dân tham gia mô hình sẽ được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây bí đỏ.
Dự kiến trong thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai 5 lớp tập huấn nữa cho 500 nông dân của các xã: Việt xuân, Thị trấn Vĩnh Tường – huyện Vĩnh Tường; xã Tề Lỗ – huyện Yên Lạc và xã Liên Hòa, Đồng Ích – Lập Thạch.
Việc tập huấn kỹ thuật trước mùa vụ đã giúp bà con nắm vững quy trình chăm sóc, biết cách phòng ngừa sâu bệnh kịp thời để mang lại năng suất cao.
Theo Trung Tâm Khuyến Nông Vĩnh Phúc.
Vụ hè thu năm nay, nông dân trồng ngô lai ở vùng biên giới An Giang như An Phú, Tân Châu khá hồ hởi vì trúng mùa, năng suất đạt tới 10 – 12 tấn/ha. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì thương lái vào mua hạ giá đến 600 – 700 đồng/kg. Anh Phạm Văn Giáp- nông dân ở xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang, cho biết: “Năm nay con nước thuận lợi, vụ hè thu gia đình trồng 1,2ha ngô lai giống 6327, 955 cho năng suất cao tới 11 tấn/ha. Chưa kịp mừng thì thương lái vô mua hạ giá còn có 4.800 đồng/kg, thấp hơn đến 700 đồng/kg so với vụ đông xuân”. Do giá thu mua giảm nên lợi nhuận của gia đình anh cũng bị giảm mất 7,7 triệu đồng.

Nông dân xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu thu hoạch bắp lai vụ hè thu 2013.
“Đất tốt trồng được tới 11 – 12 tấn/ha còn đỡ, nhà tôi cũng trúng mùa nhưng năng suất chỉ đạt khoảng 8 tấn/ha. Trong khi giá thương lái thu mua giảm tới 1.200 đồng/kg so với 3 tháng trước, hiện còn có 5.100 – 5.200 đồng/kg, nên nhà tôi thất thu tới gần 10 triệu đồng, lợi nhuận còn có 17 triệu đồng/ha”- chị Lưu Thị Bạch Mây ở xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, buồn bã nói.
Nông dân các tỉnh vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng gặp tình trạng tương tự. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai, ngoài số diện tích nhỏ ngô bị thiệt hại do dịch bệnh, sử dụng giống ngô lạ, còn lại đều đạt năng suất cao, bình quân từ 7- 8 tấn, có hộ đạt tới 9 tấn/ha. Tuy nhiên do giá giảm nên nông dân chỉ lời khoảng 15 triệu đồng/ha. Nhiều hộ mất cả lời nếu phải đi thuê đất, thuê nhân công gieo hạt, thu hoạch và vay tiền mua giống, phân bón.
Chuyển sang trồng ngô lấy thân
Nhiều huyện ở Đồng Nai, Lâm Đồng, nông dân trồng ngô lai lấy hạt bị dịch bệnh, bắp không có hạt, giá cả lại bấp bênh, nên đã chuyển sang trồng ngô lấy thân cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
Trồng ngô lấy thân chỉ cần 80- 85 ngày là thu hoạch, mỗi năm có thể canh tác nhiều vụ mà ít tốn chi phí đầu tư hơn nên mô hình này đang khá hấp dẫn nông dân. |
Ông Nguyễn Văn Đăng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai cho biết, thời gian gần đây nhiều hộ nông dân ở Xuân Phú, và các xã lân cận như Bảo Hòa, Suối Cát, Long Minh đã chuyển sang trồng ngô lấy thân. “Thực tế mô hình trồng ngô lấy thân khỏe hơn trồng ngô lấy hạt nhiều. Bà con chẳng phải quá lo lắng về thời tiết, bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô hạt. Đặc biệt, trồng ngô lấy thân chỉ cần 80 – 85 ngày là thu hoạch (trong khi ngô lấy hạt là 100-105 ngày), mỗi năm có thể canh tác nhiều vụ mà ít tốn chi phí đầu tư hơn nên mô hình này đang khá hấp dẫn bà con”- ông Đăng phân tích.
Anh Trần Thanh Hải có 1ha trồng ngô lấy thân ở Xuân Lộc, Đồng Nai cho biết vừa bán 50 tấn thân cây cho thương lái với giá 900 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh còn lãi 25 triệu đồng, cao hơn trồng ngô lấy hạt từ 5 – 10 triệu đồng/vụ. Trồng ngô lấy thân lại có thể trồng 4 vụ năm (nhiều hơn ngô lấy hạt 1 vụ) nên tổng thu nhập cả năm cao hơn 60 triệu đồng.
Hầu hết thương lái thu mua thân ngô về cung cấp cho các công ty chế biến thức ăn gia súc. Còn tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng thì nông dân trồng ngô lấy thân làm thức ăn cho bò sữa. Ông Lê Văn Sang ở xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng có 1,2ha đất ruộng chỉ chuyên trồng ngô lấy cả bắp lẫn thân để cung cấp thức ăn cho 8 con bò sữa của gia đình. Còn thừa một ít ông bán ra ngoài cho các hộ lân cận thiếu thức ăn nuôi bò với giá 800 – 1.000 đồng/kg, cũng thu lợi khoảng 10 triệu đồng/vụ.
Nông dân ra đồng cấy dặm |
Chưa năm nào nông dân Phú Yên phải đối mặt tình trạng sạ đi, sạ lại lúa ĐX 2- 3 lần như năm nay.
Sáng mùng 4 tết (25/1), nông dân các huyện Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và TP Tuy Hòa ra đồng cấy dặm ruộng lúa bị hư hại do ngập úng từ trước tết. Anh Nguyễn Văn Lịch ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa) cho biết: “Cánh đồng Ổ Vạt này nằm dọc mương rút Bàu Bèo nên khi sạ dính ngay nước thượng nguồn đổ về. Trong khi đó, cửa biển Hòa Hiệp Trung thoát chậm nên ruộng ngập úng, lúa non ngã rạp. Trước tết, do thiếu mạ nên người dân chỉ cấy dặm được một ít, số còn lại chờ mạ lớn mới cấy dặm”.
Anh Lịch cho biết thêm: “Chiều mùng 3 cúng tạ xong, vợ chồng tôi thuê hai người nữa ra đồng cấy dặm. Trời đang nắng ấm, cấy sớm cho mạ mau bén rễ”. Ra đồng, vợ chồng anh Lịch mang theo cả hương tết, rim mứt, cốm gừng để mọi người ăn lúc nghỉ mệt. Còn ông Nguyễn Văn Thư, Phó phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa cho biết: Do ảnh hưởng đợt mưa kéo dài trước tết, địa phương này có đến 1.136 ha lúa bị ngập úng, hư hại trong tổng số hơn 4.573 ha đã gieo sạ. Bị thiệt hại nặng nhất là các xã Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Đông, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung. Tại các địa phương này, nông dân đang tiến hành gieo sạ lại diện tích hư hại do ngập úng. Một số cánh đồng như Vực Kính, Quang Trại thuộc xã Hòa Tân Đông, nông dân tiến hành cấy dặm.
Do ảnh hưởng đợt mưa kéo dài ngày cuối tháng Chạp vừa qua, nhiều diện tích lúa non ở xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) đổ rạp. Hiện đang thời điểm nước rút nên bà con ra đồng be bờ bao, tranh thủ sạ cho kịp thời vụ. Ông Nguyễn Đình Danh ở xã Xuân Sơn Nam có 3 sào ruộng. Trước tết đã sạ đi sạ lại nhưng cả hai lần đều bị ngập úng nên mầm lúa không phát triển được.
Ông nói: “Vui tết vậy là đủ rồi, làm gì làm cũng phải lo nồi gạo cho gia đình”. Trong khi đó, nhiều thửa ruộng lúa ĐX gần 30 ngày tuổi ở xã An Hòa (huyện Tuy An) bị chuột cắn phá gây thiệt hại nặng. Ông Huỳnh Văn Hải ở xã An Hòa than thở: “Chuột cắn phá, lúa còn thưa thớt, tôi trông thấy mà nóng mặt. Sáng mùng 4 tết tôi vội kéo máy bơm ra đồng. Đợt nước đầu tiên này bơm đến hết mùng 5 cho… lụt. Nước ngập sâu, chuột không thể bơi vào ruộng cắn phá”.