(TBKTSG Online) – Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
(TBKTSG Online) – Xuất khẩu trái cây tăng cao hơn trước, nhưng nông dân và doanh nghiệp vẫn nên cẩn trọng trong đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Nghệ An: Tham gia đoàn tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất
Nhằm nâng cao năng lực, giúp các các bộ khuyến nông tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã cử 5 người tham dự đoàn tham quan, học tập các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh phía Bắc: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.
Đoàn tham quan do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức với sự tham gia của cán bộ khuyến nông các tỉnh: Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.
Đoàn đã đến tham quan mô hình nuôi cá rô phi hướng GAP, mô hình nuôi và sinh sản giống lợn ngoại theo tổ hợp nhóm đồng sở thích tại Hải Phòng; Mô hình nuôi cá đối muc, cá hồng Mỹ, nuôi tôm he tại Trung tâm giống thuỷ sản Quảng Ninh; Mô hình nuôi chim trĩ và trồng thanh long ruột đỏ tại Hà Nội.
Qua chuyến tham quan học tập, đoàn cán bộ khuyến nông tỉnh Nghệ An đã học hỏi, thu thập được nhiều thông tin thiết thực và hiệu quả về cách tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học trong công tác xây dựng mô hình. Từ đó, cán bộ khuyến nông Nghệ An sẽ giới thiệu, nhân rộng các mô hình mới, đối tượng mới mà địa phương chưa có nhằm đa dạng hoá vật nuôi và sản phẩm có giá trị kinh tế.
Trần Văn Cao – TTKN Nghệ An
HSBC: Các điều kiện hoạt động ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại
SGTT.VN – Hôm qua (1.10), ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 9.2013.
Kết quả khảo sát ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 9 đã thể hiện nhiều tín hiệu tích cực. Yếu tố góp phần làm tăng PMI – chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất – trong tháng 9 là số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm có mức tăng kỷ lục trong lịch sử khảo sát (từ tháng 4.2011). Có những báo cáo cho thấy các điều kiện kinh tế cơ bản đã được cải thiện góp phần thúc đẩy nhu cầu và nâng cao hoạt động thị trường.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 9 đã tăng trở lại trên mức không thay đổi 50 điểm, đạt 51,5 điểm. Chỉ số tháng này đã thể hiện sự cải thiện so với mức 49,4 điểm của tháng 8 và là kết quả tốt nhất kể từ tháng 4.2011 – tháng đầu tiên bắt đầu có dữ liệu khảo sát.
T.T
Công ty sản xuất đường cũng phải nhập khẩu đường thô
SGTT.VN – Trong số các đơn vị vừa được bộ Công thương cấp hạn ngạch nhập khẩu đường trong khuôn khổ hạn ngạch thuế quan năm 2013 với thời hạn thực hiện đến 31.12.2013 thì Công ty cổ phần đường Biên Hòa có hạn ngạch lớn nhất, với 20.000 tấn đường thô để sản xuất đường tinh luyện.
Tiếp đó là công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (16.000 tấn). Trong danh sách các doanh nghiệp được cấp hạn ngạch lần này còn có công ty TNHH Red Bull Việt Nam (1.000 tấn), công ty URC Việt Nam (3.000 tấn), công ty cổ phần thực phẩm quốc tế (1.000 tấn), công ty Vinacafe Biên Hòa (2.000 tấn), công ty cổ phần Vital (1.000 tấn), Công ty AJE Việt Nam (1.000 tấn), công ty TNHH MTV Công nghiệp Massan (1.500 tấn), công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam (100 tấn), công ty TNHH Dược phẩm Sanofi Synthelabo (208 tấn), Công ty thực phẩm dinh dưỡng Nutifood (2.000 tấn), công ty Nestle Việt Nam (1.500 tấn), công ty Friesland Campina Việt Nam (2.000 tấn), Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (1.000 tấn), công ty cổ phần sản xuất Tân Việt Xuân (1.000 tấn), công ty Bánh kẹo Hải Hà (1.500 tấn), công ty cổ phần Bibica (1.500 tấn), công ty Pepsico Việt Nam (2.000 tấn), công ty nước giải khát Coca-Cola (2.000 tấn), công ty Tân Hiệp Phát (4.000 tấn)…
M.Minh
Nguồn: Báo Khánh Hòa, 19/09/2013
Ngày đăng tin: 21/09/2013
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề sản xuất rau theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn gặp một số khó khăn.
Người dân xã Cam Phước Đông sản xuất rau theo hướng an toàn.
Sản xuất theo hướng an toàn
Là địa phương được ngành Nông nghiệp định hướng sản xuất rau an toàn, xã Cam Phước Đông (TP. Cam Ranh) có hơn 25ha đất trồng rau. Tuy nhiên, phần lớn vùng rau ở địa phương có quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình với diện tích trung bình từ 400 – 700m2/hộ. Ông Nguyễn Văn Phụng – Phó Chủ tịch UBND xã Cam Phước Đông cho biết: “Từ năm 2005, Chi cục Bảo vệ thực vật và xã đã định hướng cho người dân sản xuất rau an toàn. Nhiều lớp tập huấn về biện pháp sản xuất rau an toàn như VietGAP, IPM… đã được triển khai. Xã đã thành lập Tổ liên kết sản xuất rau an toàn để thu gom rau của các hộ gia đình đi tiêu thụ trong siêu thị và các chợ đầu mối”.
Nhiều hộ dân ở xã Cam Phước Đông cho biết, sản xuất rau có thu nhập cao và ổn định hơn sản xuất lúa. Người dân thường sản xuất các loại rau ăn lá có nhu cầu tiêu thụ lớn như: Cải, mồng tơi, rau thơm, xà lách… Từ khi được tập huấn sản xuất rau theo hướng an toàn, người dân đã bỏ dần thói quen sử dụng nhiều phân bón hóa học. Anh Hồ Trọng Phương (thôn Trà Sơn) chia sẻ: “Trước đây, người làm rau thường sử dụng nhiều phân hóa học, phân chuồng, thuốc trừ sâu; thậm chí gần thu hoạch còn bón đạm để rau có màu xanh.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, chúng tôi không sản xuất rau như trước, mà sản xuất theo hướng an toàn như: Sử dụng phân bón vi sinh, khoảng cách thời gian bón phân cho đến khi thu hoạch phải từ 10 – 15 ngày…”. Gia đình anh Phương có hơn 700m2 đất trồng rau. Với mỗi luống rau có diện tích khoảng 10 m2, anh thu về khoảng 350.000 – 500.000 đồng. Một lứa rau (từ khi cấy giống đến thu hoạch) chỉ khoảng trên dưới 1 tháng.
Nhiều năm nay, người dân xã Vĩnh Thạnh (TP. Nha Trang) cũng được vận động, hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách). Bà Nguyễn Thị Tặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Xã có hơn 5ha sản xuất rau với năng suất 1,9 tấn/ha/năm. Do có lợi thế về thị trường tiêu thụ là TP. Nha Trang nên nhiều hộ gia đình cũng tập trung đầu tư sản xuất rau theo hướng an toàn. Chi cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu thử nhiều lần tại địa phương nhưng đều không thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”.
Còn nhiều khó khăn
Theo ông Nguyễn Hữu Tiến – Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất rau an toàn Tiến Ra (xã Cam Phước Đông), khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc sản xuất rau an toàn là vấn đề chứng nhận rau đảm bảo an toàn. Người dân đầu tư để sản xuất rau an toàn nhưng khi đưa ra chợ bán thì bị đánh đồng với các loại rau không an toàn.
Do đó, thu nhập của người trồng rau an toàn chưa cao. “Chúng tôi thu gom rau của các hộ trong xã đem ra chợ bán và bỏ hàng trong siêu thị. Tuy là rau sản xuất theo hướng an toàn nhưng do chưa có giấy chứng nhận nên giá bán rất thấp”, ông Tiến bày tỏ. Ông Cao Hữu Lý – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Phước Đông cũng cho biết: “Vận động người dân sản xuất rau an toàn nhưng khi bán thì không phân biệt được đâu là rau an toàn, đâu là rau không an toàn.
Chúng tôi cũng chưa được hướng dẫn cách làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm này. Vì vậy, mong các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ địa phương trong vấn đề này”. Ngoài ra, tuy có diện tích đất sản xuất rau khá lớn nhưng vùng rau của xã Cam Phước Đông lại nằm trong vùng dân cư. Vì vậy, chủ trương xây dựng vùng sản xuất rau an toàn có quy mô lớn để đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn.
Người dân xã Vĩnh Thạnh cũng đang gặp khó về nguồn giống cho sản xuất rau an toàn. Do mua phải giống không thuần chủng, không đảm bảo chất lượng nên năng suất rau của các hộ dân đạt thấp. Nguồn giống rau mà người dân tự sản xuất nhiều lần cũng bị thoái hóa, ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy, người dân mong ngành Nông nghiệp quan tâm vấn đề giống, đảm bảo chất lượng cho việc sản xuất rau an toàn.
Ông Nguyễn Ngọc Việt – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản: “Việc quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn cần sự hỗ trợ của nhiều ban, ngành về cơ chế, chính sách, biện pháp khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa nông dân, cơ sở chế biến nông sản và người tiêu dùng cũng là động lực để thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người nông dân và quan trọng là để người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi đang triển khai dự án rau sạch tại xã Ninh Đông (Ninh Hòa) với sự liên kết sản xuất tiêu thụ giữa nông dân, các siêu thị và cơ sở chế biến nông sản”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, các đơn vị, địa phương tổ chức rà soát, duy trì, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường thực hiện các biện pháp sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp, nông dân thông qua hợp tác xã và các hình thức phù hợp trong vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn…
Nông nghiệp và Thuỷ sản Việt Nam – Vietnam Agriculture and Aquaculture