8. Một máy bơm tưới được nhiều béc hơn, diện tích tưới một lần nhiều hơn…
Tưới hồ tiêu theo phương pháp thủ công
Tưới dí vẫn là hình thức tưới phổ biến nhất cho công việc tưới cây Hồ tiêu của đa số bà con. Với hình thức này, có thể chi phí đầu tư không quá nhiều. Tuy nhiên chi phí vận hành sẽ rất cao. Bởi thường thì máy bơm hoạt động mỗi ngày lên tới 10-12 tiếng, cùng với đó cần nhiều công lao động hơn cho một diện tích trồng tiêu. Điều quan trọng hơn, việc tưới sẽ khó duy trì thường xuyên, đúng thời điểm, đều đặn với một lượng nước vừa đủ. Bên cạnh tưới dưới gốc, cây Tiêu cần thêm nước trên thân, lá và độ ẩm cần được duy trì.
Tưới tự động phun mưa là giải pháp toàn diện!
Anh Nguyễn Văn Tùng, ấp bốn, Xã Lộc Quang, H. Lộc Ninh, Bình Phước, chủ vườn tiêu chia sẻ:
Lúc ban đầu anh tính sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cuốn quanh mỗi gốc tiêu, bởi tưới tay thì vất vả quá, nhiều lúc không có công, bên cạnh đó chi phí chạy máy bơm cũng rất lớn, tưới tay cũng không còn khả thi do nguồn nước mỗi ngày một khan hiếm.
Tuy nhiên, anh cho biết nếu áp dụng tưới nhỏ giọt chi phí lớn quá, có thể sẽ chỉ làm thì điểm một mẫu, sau đó mỗi năm làm thêm một ít, tưới nhỏ giọt tuy giúp tiết kiệm nước nhưng không cải thiện được môi trường sống, và không giúp bộ rễ phát triển được nhiều.
Còn, với phương án tưới phun mưa, anh cho rằng phù hợp hơn cả, vì vừa đảm báo tiết kiệm nước, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây tiêu phát triển như cung cấp đủ nước, duy trì tiểu vùng khí hậu, cải tạo lớp đất mặt cho rễ cây phát triển rộng… và với người nông dân, chi phí đầu tư thấp là yếu tố quan trọng nhất để anh và nhiều bà con nông dân khác sẵn sàng chuyển đổi từ tưới thủ công sang tưới tự động.
Anh nói thêm, trước đây, với 6 mẫu, máy anh đầu tư một máy bơm D22, mỗi ngày chạy hết chừng 500 ngàn tiền dầu cùng 300 ngàn tiền công tưới cho 02 người. Cứ một tuần mới tưới hết 1 lượt và lại quay về tưới từ đầu, cứ như thế trong suốt mùa khô. Tính ra mỗi tháng anh chi phí hết hơn 20 triệu tiền dầu và công tưới.
Sau gần 1 tháng triển khai tưới thử trên mẫu tiêu đầu tiên, anh cho rằng, riêng về tiền dầu đã giảm một nửa vì mỗi lần chạy máy anh tưới hết 1 mẫu, chạy trong vòng 4-5 tiếng là ướt từ ngọn và thấm xuống lớp đất chừng 20 phân, rất phù hợp cho cây tiêu. Công tưới gần như không có, vì hai công tưới trước đây giờ chuyển sang chăm bón phân và chăm sóc thêm vườn cà phê cho anh. Tổng chi phí tưới cho mỗi mẫu tiêu giờ chỉ còn khoảng trên dưới 7 triệu, trong khi đó cây tiêu phát triển tốt hơn, giữ được đất tới xốp hơn, bảo vệ được nguồn nước.
Lợi ích của tưới phun mưa tự động bằng thiết bị Nelson:
– Chủ động thời gian tưới, có thể tưới bất kể khi nào
– Hạn chế tác hại của sương muối do chủ động tưới
– Tiết kiệm điện—nước—nhân công—chi phí đầu tư: tính toán chính xác thời gian, lưu lượng tưới cho cây tiêu
– Tiết kiệm chi phí vận hành, sửa chữa
– Sử dụng dài lâu, không phải thay thế
– Nâng cao năng suất
– Nâng cao uy tín canh tác
– Nâng cao tổng thu nhập hàng năm
– Hoàn toàn an tâm về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng…
Kính gửi người sử dụng thiết bị tưới tự động Nelson,
Thời gian gần đây cán bộ kỹ thuật Công ty Nhà Bè Agri, đơn vị nhập khẩu và phân phối thiết bị tưới Nelson – Hoa Kỳ có phản ảnh về việc đi tham quan thực tế một số mô hình tưới béc Nelson R33 hiện tại, và phát hiện ra rằng đa số khách hàng sử dụng tưới béc R33 dưới mức áp suất tiêu chuẩn.
Theo thông số kỹ thuật, Béc yêu cầu hoạt động ở mức áp trên 2.75 bar (tại đầu tưới) – tối ưu khi đạt 3.5 bar, khi đạt tới mức áp suất này béc quay rất nhanh, chỉ khoảng 1 phút 1 vòng đối với béc họng xanh, họng xám, còn họng hạt dẻ (họng hạt dẻ thuộc R33LP) sẽ quay nhanh hơn. Đồng thời khi đó bán kính đạt 15-16m, và quan trọng hơn là hạt nước sẽ nhỏ – mịn, và tưới đều ngay dưới chân gốc.
Ngược lại, nếu áp suất không đủ, tia nước có thể đạt 13-14m, nhưng cảm giác béc sẽ chỉ tưới như 1 vòng compa mà không xé nước, ở vị trí chân béc nước tưới không đều, nước tập trung rơi hạt lớn ở phía cuối bán kính.
Khi đó người quan sát sẽ thấy béc quay rất chậm – có thể 3 phút mới quay hết 1 vòng, và tưới không đều nên béc sẽ không phát huy hết hiệu quả.
Bản thân hãng đã thiết kế cho béc tưới rất đều, nhưng với điều kiện tiên quyết là phải đủ áp suất.
Do đó, Nhà Bè Agri nên đầu tư thêm thiết bị đo áp suất gắn trên lô tưới. Giá thị trường các thiết bị đo áp suất khoảng 200,000vnd – 300,000vnd. Nhà Bè Agri hiện đang phân phối thiết bị đo áp suất nhập khẩu từ Hà Lan, Đài Loan.
Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng và đọc lưu ý này.
Khi chúng ta áp dụng phương pháp tưới tràn thì rất nhanh nhưng phương pháp tưới tràn cũng mang rất nhiều nhược điểm ví dụ: rất lãng phí nước, đóng váng ở lớp mặt làm nghẹt rễ vì thiếu ô xy, đẩy dưỡng chất xuống dưới tầng nước ngầm hoặc xuống sâu hơn mà không nằm trong tầng đất mà rễ cây phát triển nên rễ cây không hút được dinh dưỡng còn gọi là hiện tượng rửa trôi dinh dưỡng, rồi hiện tượng phá vỡ kết cấu đất xảy ra….
Hiện này nên áp dụng các hình thức tưới tiết kiệm nước hay còn gọi là tưới khoa học ví dụ nhưtưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cho cây Thăng Long. Tưới nhỏ giọt thường áp dụng trong điều kiện nguồn nước rất hạn chế – hình thức này được áp dụng rất thành công ở Isarel, và rất tiết kiệm nước. Còn trong điều kiện tốt hơn, chúng ta nên dùng phương pháp tưới phun mưa. Tưới phun mưa giúp thay đổi độ ẩm của không khí, đặc biệt ở Bình thuận, khi mùa khô đến, ẩm độ của không khí rất thấp (còn gọi là hạn không khí) sẽ rất ảnh hưởng đến cây trồng. Kể cả vùng trồng hồ tiêu ở Tánh Linh, Đức Linh đến mùa ra hoa mà bị khô hạn mà nếu chúng ta chỉ tưới dưới gốc không thì chúng ta sẽ không cải thiện được ẩm độ trong khi đó quá trình thụ phấn, ra hoa kết trái ở cây hồ tiêu phụ thuộc vào ẩm độ rất nhiều nên việc tưới phun mưa giúp cải thiện ẩm độ rất nhiều giúp cho thụ phấn tốt hơn. Nên tốt nhất, bà con có thể áp dụng cả hai phương pháp phun mưa và nhỏ giọt.
Khi mà chúng ta áp dụng phương pháp tưới tràn thì rất nhanh nhưng phương pháp tưới tràn cũng mang rất nhiều nhược điểm ví dụ: rất lãng phí nước, đóng váng ở lớp mặt làm nghẹt rễ vì thiếu ô xy, đẩy dưỡng chất xuống dưới tầng nước ngầm hoặc xuống sâu hơn mà không nằm trong tầng đất mà rễ cây phát triển nên rễ cây không hút được dinh dưỡng còn gọi là hiện tượng rửa trôi dinh dưỡng, rồi hiện tượng phá vỡ kết cấu đất xảy ra….
Hiện này nên áp dụng các hình thức tưới tiết kiệm nước hay còn gọi là tưới khoa học ví dụ
tưới thanh long
như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cho cây Thăng Long. Tưới nhỏ giọt thường áp dụng trong điều kiện nguồn nước rất hạn chế – hình thức này được áp dụng rất thành công ở Isarel, và rất tiết kiệm nước. Còn trong điều kiện tốt hơn, chúng ta nên dùng phương pháp tưới phun mưa. Tưới phun mưa giúp thay đổi độ ẩm của không khí, đặc biệt ở Bình thuận, khi mùa khô đến, ẩm độ của không khí rất thấp (còn gọi là hạn không khí) sẽ rất ảnh hưởng đến cây trồng. Kể cả vùng trồng hồ tiêu ở Tánh Linh, Đức Linh đến mùa ra hoa mà bị khô hạn mà nếu chúng ta chỉ tưới dưới gốc không thì chúng ta sẽ không cải thiện được ẩm độ trong khi đó quá trình thụ phấn, ra hoa kết trái ở cây hồ tiêu phụ thuộc vào ẩm độ rất nhiều nên việc tưới phun mưa giúp cải thiện ẩm độ rất nhiều giúp cho thụ phấn tốt hơn. Nên tốt nhất, bà con có thể áp dụng cả hai phương pháp phun mưa và nhỏ giọt.