(TBKTSG Online) – Chính phủ đã cho phép trồng đại trà đối với giống bắp biến đổi gen, bây giờ, công việc còn lại là để người nông dân chọn lựa có nên trồng hay không. Chỉ có nông dân là người được hưởng lợi hoặc không từ giống bắp biến đổi gen.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
(TBKTSG Online) – Hiện nay giá bán buôn đường trắng trên thị trường chỉ còn trên dưới 12.500 đồng/kg, thấp nhất tron g ba năm gần đây. Nhiều nhà máy đường (NMĐ) chỉ hoà vốn và có lãi ít, có trường hợp thua lỗ. Tuy vậy, người nông dân vẫn đang cầm cự chứ chưa bỏ cây mía.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
(TBKTSG Online) – Vụ mía 2014-2015, nhiều nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm; tuy nhiên bà con nông dân cho biết không được lợi gì từ việc bao tiêu này.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
(TBKTSG Online) – Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
(TBKTSG Online) – Làm sao để nông dân không rời bỏ ruộng vườn mà tiếp tục gắn bó với cây lúa, sống được, giàu lên được bằng nghề nông là nỗi trăn trở của các nhà khoa học, nhà quản lý tại Hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” – hoạt động mở đầu chuỗi hội thảo thường niên về triển vọng thị trường nông nghiệp.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
(TBKTSG Online) – Một số nông dân ở ĐBSCL đã tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng – loài thuỷ sản chỉ thích hợp với môi trường nước lợ – tại những khu vực đồng ruộng nước ngọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường sinh thái, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Đại tá Nguyễn Anh Tuấn – Lữ đoàn trưởng cho biết: “Cùng với việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến sĩ lữ đoàn còn rất hăng hái tham gia công tác dân vận. Trong đó, lữ đoàn chủ động tham gia hoạt động xây dựng nông thôn mới, nổi bật là việc cán bộ, chiến sĩ trong lữ đoàn đã phát huy vai trò nòng cốt khi tham gia xây dựng đường giao thông liên thôn, liên xóm; củng cố làm mới trường học; hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh… Do vậy, phong trào nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương”.
Chiến sĩ Lữ đoàn 414 phối hợp với đoàn thanh niên huyện Nam Đàn tổ chức Ngày môi trường.
Hưởng ứng tích cực phong trào, trong 2 năm qua đơn vị đã tích cực hỗ trợ nhân dân về máy móc (máy ủy, máy xúc, máy lu, máy trộn đổ bê tông) và nhân lực để làm được khá nhiều công trình. Đó là con đường Đa-bô thuộc địa phận xóm Vạn An, Đụn Sơn (xã Vân Diên) và Khối Xuân Khoa (Thị trấn) dài 1.200m, rộng 5m. Trong đó phần đổ bê tông 4m; đơn vị đã hỗ trợ toàn bộ máy móc để làm phần cơ đường và trộn đổ gần 650m3 bê tông. Đó là việc đào đắp vận chuyển 150m3 đất đắp đường xóm Hạ Long, hỗ trợ hàng trăm ca máy và hàng nghìn ngày công bộ đội tham gia san, ủi làm 2 sân bóng nhà văn hóa xóm Vạn An (xã Vân Diên); 5 sân trường học; phối hợp với UBND xã Nam Lộc xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ làm mương thoát nước nội đồng, dài 2.952m, góp phần tạo điều kiện cho bà con nhân dân thuận lợi trong lao động, sản xuất nông nghiệp.
Những ai tới khu vực này những năm trước đây, giờ quay lại đã thấy sự đổi khác rõ rệt- xưa kia hệ thống đường giao thông của các xã rất chật hẹp, chỉ khoảng 2,5-3m, hai bên đường cây cối mọc lấn át hết cả lối đi. Giờ đường đã được mở rộng, hai bên được phát quang sạch đẹp. Để đầu tư làm được con đường với chiều dài, rộng thoáng đáng như vậy, bà con nhân dân ở đây đã tự nguyện đóng góp trên 2 triệu đồng, UBND các xã đã trích một phần kinh phí đầu tư, chiến sĩ lữ đoàn thì trợ giúp hàng ngàn ngày công, giờ máy…
Sẵn sàng những ngày công tình nguyện
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Đường Đa-bô là con đường giao thông liên xã đầu tiên của 2 xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn. Sự chung tay, hỗ trợ cả tinh thần và vật chất của lữ đoàn là món quà có ý nghĩa giúp địa phương triển khai thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.
Lữ đoàn Công binh Hải Vân anh hùng là một trong những điển hình “Dân vận khéo” theo phong cách Hồ Chí Minh của Quân khu 4. Hiện nay toàn lữ đoàn đã kết nghĩa với 9 xóm, khối; 6 xã, 8 trường học trên địa bàn đóng quân và tham gia hỗ trợ các đơn vị kết nghĩa ở nhiều mặt. |
Hiện nay, lữ đoàn đang tiếp tục triển khai xây dựng công trình cổng trụ sở UBND xã Vân Diên trị giá 260 triệu đồng, công trình tặng cho đơn vị kết nghĩa nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12).
Không chỉ tham gia làm nông thôn mới, chỉ huy lữ đoàn còn chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho Đoàn Thanh niên của đơn vị phối hợp với địa phương tổ chức ra quân thực hiện “Tuần lễ vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ”; tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày môi trường”, làm đường băng cản lửa để phòng chống cháy rừng, tập bơi cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trong dịp nghỉ hè, tổng vệ sinh các trục đường vào khu lăng mộ Vua Mai, các trục đường liên thôn, thu gom rác thải tại các khu vực công cộng với hơn 800 ngày công và 21 lượt phương tiện. Tất cả các hoạt động đều được các chiến sĩ lữ đoàn đều hăng hái tham gia, góp phần xây dựng tình quân dân thắm thiết trên mảnh đất Nam Đàn.
Thu hút khán giả nhất là phần thi “Tài năng ND”. Các tiểu phẩm do các đội tự biên, tự diễn đã phản ánh thực tiễn sinh động xây dựng NTM ở địa phương. Như tiểu phẩm “Gieo tiếp những mầm xanh” của đội huyện Thường Tín đề cập đến việc dồn điền đổi thửa của ND. Tiểu phẩm “Tham bát, bỏ mâm” của đội Từ Liêm đề cập đến việc hiến “tấc đất, tấc vàng” làm đường giao thông nông thôn. Tiểu phẩm “Cót thóc vơi” của đội Hoài Đức nêu lên những nét chưa đẹp trong tiệc cưới, việc tang ở nông thôn. Kết thúc 3 ngày thi, Ban tổ chức hội thi đã trao 3 giải Nhất cho đội huyện Ứng Hòa, Đông Anh và Hoài Đức.
Bà Hoàng Thị Huyền – Chi cục phó Chi cục Phát triển nông thôn TP. Hà Nội chia sẻ: “Thông qua Hội thi, Ban tổ chức truyền tải đến hội viên ND thông điệp về sự đồng sức, đồng lòng, toàn xã hội chung tay góp sức trong ND để hoàn thành 19 tiêu chí NTM”.
Bà Dương Thị Hằng- Chủ tịch Hội ND TP. Hà Nội, Trưởng ban giám khảo Hội thi cho biết: “Hội thi là dịp để các cấp hội tuyên truyền ND nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất, phát huy vai trò chủ thể của ND trong xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống, góp phần xây dựng thủ đô văn minh, giàu đẹp…”.
Nguồn: Báo Quảng Ngãi, 25/09/2013
Ngày đăng tin: 26/09/2013
Những ngày này, đi dọc các con đường ở xã Bình Hiệp (Bình Sơn – Quảng Ngãi), ta như bị hút mắt vào màu xanh mênh mông. Trên nền xanh mượt ấy, hàng trăm người đang nâng niu, quý trọng từng mầm cây.
Vườn keo giống BV 16 theo phương pháp cấy mô của ông Ba.
Vườn ươm được đầu tư hệ thống phun sương tự động giúp cây giống ra đều và nhanh phát triển nhờ được cung ứng đủ và đều nước.
* Người đi tiên phong
Ở xã Bình Hiệp, ông Phạm Xuân Ba (54 tuổi) ở thôn Xuân Yên được biết đến là người đi tiên phong trong phong trào ươm keo và nhân giống keo lai mô.
Những ngày mưa tháng 9 là thời điểm vào mùa trồng keo tốt nhất. Vườn ươm rộng hơn 1ha của gia đình ông Ba hợp tác cùng 3 gia đình khác tất bật với gần chục lao động đang làm việc. Ai cũng cặm cụi với công việc của mình. Cảnh xe cộ ra vào hoà lẫn với tiếng người mua bán càng làm cho không khí thêm phần nhộn nhịp.
Từng là công nhân lâm trường ở Bình Sơn, rồi làm công nhân công ty cao su, năm 2000, khi phong trào trồng rừng bắt đầu rầm rộ, sẵn kinh nghiệm được trau dồi trong những năm tháng làm công nhân, ông Ba quyết định lập vườm ươm trên đất vườn nhà bán cho nhân dân quanh vùng.
Mỗi năm ông Ba không chỉ thu về vài chục triệu đồng từ vườn ươm mà còn giải quyết lao động thường xuyên cho bà con nông dân trong thôn. Thấy vườm ươm của ông làm ăn hiệu quả, nhiều gia đình trong xã cũng làm theo. Cây keo đã mang lại nguồn thu đáng kể cho những hộ dân nơi đây và Bình Hiệp trở thành nơi cung cấp giống keo cho khắp các địa phương trong tỉnh.
Từ thực tế hơn 12 năm gắn bó với việc ươm keo lai và trồng rừng, ông Ba thấy cây keo ươm theo phương pháp giâm hom có một số nhược điểm như, chỉ có rễ chùm nên dễ đổ ngã, thân giòn, dễ gãy.
Vốn là người ham học hỏi, chịu khó tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thông qua truyền hình, internet, ông Ba biết đến giống keo lai mô với ưu thế phát triển khỏe, năng suất vượt trội.
Không một chút ngần ngại, đầu năm 2013, ông Ba khăn gói vào tận Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Miền Nam đưa về 20.000 cây giống keo lai BV 16 bằng phương pháp nuôi cấy mô, về trồng trên diện tích 6.500 m2 và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn của Viện.
Sau 3 tháng nhân giống, ông Ba đã xuất bán được lứa đầu tiên 150.000 cây keo giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Thấy hiệu quả, ông Hoa quyết định hợp tác cùng 3 hộ dân có đất để mở rộng vườn ươm lên hơn 1ha lấy tên là Vườn ươm Bình Hiệp.
Chỉ sau 6 tháng nhân giống đầu dòng, Vườn ươm Bình Hiệ” đã xuất bán1,5 triệu cây giống bằng phương pháp cấy mô, thu về gần 800 triệu đồng. Không chỉ mở rộng diện tích, ông Ba còn bỏ ra hơn 80 triệu đồng để đầu tư hệ thống phun sương tự động. Từ khi có hệ thống phun sương, vườn ươm không chỉ tiết kiệm được lượng nước đáng kể mà cây giống còn ra đều và nhanh phát triển nhờ được cung ứng đủ và đều nước.
So sánh với với keo lai truyền thống, ông Ba cho biết: “Trên cùng chân đất và chăm sóc như nhau, cây keo mô đã cho thấy ưu điểm vượt trội. Thân cây lên thẳng, ít phân cành, có rễ cọc chắc chắn”.
Hiện nay cây keo giống cấy mô có giá từ 600 đồng/cây. Tuy nhiên, mật độ trồng chỉ 1.600 cây/ha, với keo giâm hom là 2.200 cây/ha. Như thế, trên cùng một diện tích, chi phí phải đầu tư thêm cho mua cây giống cấy mô là 300 nghìn đồng/ha, nhưng rút ngắn được thời gian khai thác đến 2 năm.
*Người người ươm keo, nhà nhà ươm keo
Những năm gần đây, số lượng vườn ươm ở Bình Hiệp ngày càng tăng nhanh, nhà nhà, người người đầu tư vườm ươm keo. Các hộ dân đã tận dụng tối đa diện tích đất vườn, đồi để ươm keo giống, thu lợi nhuận cao. Ươm cây keo giống không những giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách có hiệu quả, mà còn nâng cao được thu nhập cho hộ gia đình.
Công việc diễn ra tất bật cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Cứ vào tháng 3 hằng năm, các vườm ươm lại bắt đầu chọn đất, làm đất, trộn phân, đóng bầu, giâm hom… Đến tháng 6, người dân bắt đầu có giống để bán. Vì thế, người lao động có việc làm quanh năm. Hiện, các vườn ươm giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động, đặc biệt là chị em phụ nữ với mức thu nhập 3- 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Từ 200m2 đất ban đầu, đến nay vườn ươm của chị Nguyễn Thị Dung ở thôn Liên Trì đã mở rộng ra hơn 2.000m2. Đến với nghề này muộn hơn, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước nên chẳng mấy chốc chị đã nắm được những bí quyết, cách làm hay về thử nghiệm tại vườn ươm của mình. Nhờ đó, chị Dung đã nhanh chóng trở thành một trong những người ươm giống nổi tiếng ở địa phương.
Chỉ tay về đám keo cấy mô đang thời kỳ tươi tốt, chị Dung phấn khởi nói: “Thấy phong trào trồng rừng phát triển mạnh, trong khi nguồn giống quá ít. Chính vì thế, gia đình tôi đã quyết định ươm thử với số lượng ít. Trong mùa đầu thu hoạch, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc, so với cây lúa, ươm keo giống mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp bốn lần.
Mỗi năm, vườm ươm của chị xuất bán từ 700.000 – 800.000 đ/cây keo giống, trừ chi phí chị Dung thu về hơn 150 triệu đồng. Theo chị Dung, tuy nghề này vốn đầu tư ít và ít rủi ro nhưng phải cẩn thận, tỉ mỉ. Từ khâu chọn đất, làm đất, đóng bầu, giâm hom hoặc giâm cành, che chắn vườn ươm… đều phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.
Hiện nay, keo cấy mô được nhiều người biết đến và ưa chuộng nên nhiều chủ vườm ươm đang đẩy mạnh nhân giống để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các vườn ươm này không chỉ phục vụ nhu cầu trồng rừng của người dân trong tỉnh mà còn đáp ứng thị trường các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Huế…
Ngoài vườn ươm của ông Ba, chị Dung, hiện nay trên địa bàn xã Bình Hiệp còn vài trăm vườn ươm lớn, nhỏ của các gia đình, cung ứng mỗi năm vài chục triệu cây keo giống cho thị trường.
Không chỉ có phụ nữ gắn bó với nghề, mà còn cả thanh niên, thanh nữ. Số lượng người theo nghề này ngày một nhiều. Nhiều người xem đây là nghề chính của mình. Họ đến với nghề không chỉ với khát vọng vươn lên làm giàu mà còn mang đến niềm vui sống mỗi ngày khi nhìn thấy những hạt giống nảy mầm, cành non đâm chồi và phát triển. Những mầm xanh ấy không chỉ góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mà còn mang lại sự bình yên, no ấm và hạnh phúc cho nhiều gia đình.
Nông nghiệp và Thuỷ sản Việt Nam – Vietnam Agriculture and Aquaculture
Sau khi trình diễn mô hình đạt hiệu quả tại một số địa phương, vụ mùa này, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên tiến hành trình diễn mô hình giống lúa lai LC 270 tại huyện Phú Lương.
Mô hình được cán bộ nông nghiệp cũng như đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và kỳ vọng vào hiệu quả của việc phát triển đại trà.
LC 270 là giống lúa lai hai dòng do Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Lào Cai chọn tạo. Năm 2012 đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống cây trồng mới. Ông Vũ Quốc Thành, PGĐ Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên cho biết, thực hiện nhiệm vụ chuyển giao TBKT giống cây trồng mới, trong những vụ SX trước, Trung tâm đã đưa giống LC 270 vào trình diễn tại địa bàn thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên.
Nông dân hồ hởi bên cánh đồng lúa LC 270
Đến nay, giống lúa này được bà con đưa vào SX trên diện rộng ở cả 2 địa bàn trên. Tiếp tục xác định khả năng thích ứng cũng như tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình, vụ mùa này, Trung tâm đưa vào trình diễn tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương với quy mô 50 hộ dân tham gia.
Là người trực tiếp chuyển giao kỹ thuật SX, bà Trần Thị Giang Hảo, cán bộ Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, vụ mùa 2013, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến khác nhiều so với các năm trước đây. Giai đoạn lúa bén rễ hồi xanh gặp mưa ngập thường xuyên làm giảm khả năng đẻ nhánh. Tháng 8 là giai đoạn lúa yêu cầu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phục vụ giai đoạn làm đòng và trỗ thì trời vẫn mưa liên tục.
Mặc dù vậy, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh cũng như mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại của giống LC 270 được đánh giá rất tốt.
Tham gia trình diễn mô hình, ông Nguyễn Trung Xuân, nông dân xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương so sánh LC 270 với các giống đối chứng và đưa ra nhận xét, trong khi LC 270 gần như miễn nhiễm với các loại sâu bệnh hại thì trong vụ mùa này hầu hết các giống trên địa bàn đều ít nhiều chịu sâu rầy.
Cầm trên tay những bống lúa LC 270, bà Lý Thị Thanh, một nông dân khác hồ hởi, bông lúa này có chiều dài tới 25 – 30 cm mà chẳng có hạt lép nào. Chắc chắn trong vụ tới, gia đình tôi sẽ đăng ký trồng toàn bộ là giống LC 270.
Trong buổi hội thảo đánh giá về giống LC 270 tại huyện Phú Lương, quan điểm của bà Thanh cũng được đông đảo bà con nông dân tán đồng và đề các cơ quan quản lý tạo điều kiện để đưa giống LC 270 ra SX đại trà.
Ông Nguyễn Khả Trung, Phó phòng NN-PTNT huyện Phú Lương cho biết, ngoài các tính chất ưu việt được đánh giá ở trên, LC 270 rất phù hợp với đồng đất cũng như tập quán canh tác của bà con nông dân Phú Lương.
Nhận định trên được lý giải ở 2 điểm quan trọng. Thứ nhất là giống lúa lai LC270 có TGST ngắn ngày, vụ xuân 115 – 120 ngày, vụ mùa 95 – 100 ngày. Đây là điều kiện quan trọng để đồng bào vùng cao chủ động trong việc điều tiết cơ cấu mùa vụ. Thứ hai, lúa cho chất lượng rất cao, hạt gạo trong và dài, cơm mềm, ngon. Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng từ trước đến nay để người nông dân vùng cao chọn lựa giống.
Đánh giá mô hình của Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho thấy giống LC 270 có bộ lá đứng, khả năng chống chịu tốt, tính kháng bệnh cao, thích hợp cho thâm canh. Năng suất cao đạt 7 – 8 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt tới 9 tấn/ha.
Từ những tính năng của giống, ông Hà Văn Xuân, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, trung tâm đã đề nghị Sở NN-PTNT bổ sung giống LC 270 vào cơ cấu giống lúa của tỉnh để bà con nông dân có cơ hội tiếp cận và đưa vào SX trên diện rộng. |