Cho tới nay, cây mía vẫn là cây được bảo hộ cao. Dù vậy ngành mía Việt nam vẫn kém cạnh tranh so với các nước khác trên thế giới và so với các loại cây trồng khác.
Việt Nam sẽ phải xoá bỏ hạn ngạch thuế ngành Mía đường trước năm 2018 trong khối ASEAN. Thời gian cận kề nhưng ngành mía đường của chúng ta vẫn loay hoay tìm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh.
Ngoài cạnh tranh với mía đường nhập khẩu, Ngành mía còn phải tìm giải pháp làm sao nâng cao thu nhập cho người trồng mía.
Những giải pháp được nêu ra gồm:
1. Yếu tố giống
2. Thay đổi thâm canh, áp dụng cơ giới hoá
3. Tổ chức lại Sản xuất.
Để ngành Mía đường sản xuất hiệu quả, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Trồng trọt sớm rà soát và công bố quy trình sản xuất mía để phổ biến, nhân rộng cho nông dân; Tổng cục Thủy lợi nghiên cứu công nghệ tưới mía cho từng vùng cụ thể; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản phải công bố quy trình cơ giới hóa, giảm tối thiểu tổn thất sau thu hoạch trên cây mía.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, niên vụ 2014-2015, tổng diện tích mía cả nước đạt 305.000ha, năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 triệu tấn. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn tương đương niên vụ trước. Sản lượng mía được ép để chế biến đường khoảng 1,6 triệu tấn. Chỉ tính riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg đường.
Để giảm giá thành cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất mía nguyên liệu. Đặc biệt là tổ chức sản xuất các sản phẩm phụ sau đường, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất đường. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cần tăng cường ngăn chặn tình trạng nhập đường nhập lậu vào Việt Nam.
Sưu tầm