Chỉ đứng sau Peru và Brazil, Việt Nam nhanh chóng vươn lên thành nước có lượng chanh dây xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới. Brazil là quốc gia có sản lượng sản xuất Chanh dây lớn nhất, tuy nhiên một phần rất lớn được tiêu thụ nội địa, do đó đứng sau Peru về sản lượng xuất khẩu.
Chanh dây không phải loại cây bản địa tuy nhiên khá phù hợp với đặc điểm khí hậu ấm và ẩm như ở Việt Nam. Cây Chanh dây phát triển tốt khi có lượng mưa trung bình trên 1.600mm, phân phối đều, tránh mưa bão ở thời điểm ra hoa kết trái. Đối với Chanh dây tím thích hợp ở vùng á nhiệt đới có độ cao 1.000-1.200m, ngược lại giống quả vàng phù hợp với vùng nhiệt đới, độ cao dưới 600m. Thời gian mỗi vụ 4 tháng nên mỗi năm có thể canh tác 3 vụ.
Theo thống kê, mặc dù được canh tác sớm tại Lâm Đồng, tuy nhiên diện tích lớn nhất cả nước hiện nay là Gia Lai, nổi bật ở huyện Chư Sê. Ngoài ra Đăk nông cũng có diện tích khá lớn. Nafoodco hiện là đơn vị chế biến và xuất khẩu chanh dây lớn nhất châu Á, chiếm 10% sản lượng toàn cầu. Riêng tại Gia Lai, theo quy hoạch Nafoodco được phép mở rộng vùng nguyên liệu liên kết với nông dân lên tới 3,000 ha. HAGL cũng đã nhanh chóng đầu tư 600ha.
Nếu ở thời kỳ đầu 2016, giá chanh dây nhanh chóng đạt 40,000-50,000vnd/kg từ mức giá chỉ 10,000vnd/kg. Tuy nhiên thời điểm hiện tại giá chỉ khoảng 15,000-16,000 vnd/kg cho loại quả to, loại nhỏ chỉ từ 5,000 – 6,000vnd/kg, thậm chí có nông dân phải chấp nhận bán với mức giá 3,500vnd/kg.
Nguyên nhân phải kể đến như: Trung Quốc cũng tang nhanh diện tích và sản lượng trái, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu giảm; nhu cầu trong nước cũng không tang do mùa mưa đến sớm ở phía nam, và mùa nóng đến muộn ở phía bắc. Nhưng nguyên nhân chính phải kể đến là do: Diện tích cây trồng mở rộng quá nhanh.
Với khả năng bảo quản trung bình chỉ được 15-20 ngày, áp lực giảm giá chanh dây sẽ còn tiếp diễn, nhiều nông dân sẽ phải bán rẻ để thu hồi vốn.
Chanh dây có trở thành mặt hàng tỉ đô?
Theo kế hoạch của HAGL Agrico, trong năm 2017 công ty sẽ tiêu thụ khoảng 56,000 tấn chanh dây, với doanh số khoảng 1,050 tỉ. Còn theo Nafoodco, trong năm 2016 công ty đã tiêu thụ 30,000 tấn với vùng nguyên liệu lên tới 4,000ha. Với số liệu này, liệu chúng ta có thể kỳ vòng Chanh dây sẽ trở thành cây tỉ đô?
Theo ước tính, Việt Nam hiện xuất sang thị trường khó tính Châu Âu khoảng 3-5% sản lượng quả; sang Trung quốc khoảng 20%. Còn lại là tiêu thụ và sản xuất trong nước dưới dạng ép nước. Thị trường có biên lợi nhuận cao nhất vẫn là xuất khẩu dạng nguyên quả, tuy nhiên chúng ta gặp khó trong việc bảo quả và xuất sang Châu Âu. Tuy nhiên vì lý do bảo quản nên chúng ta vẫn chủ yếu xuất qua Trung Quốc.
Để tăng giá trị và sản lượng xuất khẩu, Nafoodco đang đồng thời: ép nước cô đặc xuất khẩu dạng lon, ép nước uống như một loại nước giải khát và nghiên cứu nâng thời gian bảo quản lên 45 ngày, khi đó có them nhiều cơ hội xuất sang Châu Âu, Mỹ với giá trị rất cao. Mặt khác, chúng ta cũng cần tiếp tục duy trì lượng xuất sang Trung Quốc.
Nếu giải quyết và giữ ổn định được những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể kì vọng Chanh dây trở thành cây tỷ đô.
Sưu tầm