Với công nghệ tưới nhỏ giọt, lượng nước tiết kiệm được từ 20-30%, trong khi đó năng suất tăng 40-50% so với phương pháp canh tác truyền thống (theo ông Trần Ngọc Thanh, Trưởng Phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT-Tuyên Quang).
Theo thống kê, toàn tỉnh Tuyền Quang có khoảng trên 11,000ha mía, năng suất bình quân đạt 58 tấn/ha. Đây là mức năng suất trung bình thấp.
Một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất mía Tuyên Quang thấp là bởi phần lớn diện tích trồng (83%) là trên đất đồi núi dốc. Việc trồng trên đồi núi dốc ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tưới, khả năng giữ nước, giữ độ ẩm cũng như khó khai thác được nguồn nước tự nhiên phục vụ canh tác.
Trong năm 2015, sở nông nghiệp tỉnh đã triển khai thí điểm tưới nhỏ giọt cho 6ha mía, của 41 hộ dân thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên).
Phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây mía được áp dụng tuỳ vào độ dốc
Tại đây, đối với những vườn có độ dốc dưới 6% được áp dụng dây tưới nhỏ giọt dọc hàng mía không bù áp nhằm tiết kiệm chi phí; đối với những vườn có độ dốc trên 6% áp dụng dây tưới nhỏ giọt có bù áp nhằm tăng cường khả năng tưới đồng đều cho cây mía.
Nhận định của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ nay đến tháng 2-2017, mưa sẽ giảm dần, lượng nước tự nhiên sẽ bị sụt giảm, những diện tích mía trên đất đồi dốc lại bước vào giai đoạn vươn lóng và chín. Do đó, việc áp dụng biện pháp tưới ẩm trong thời kỳ này sẽ rất tốt để tăng năng suất, trữ đường
Theo đánh giá, ngoài việc tiết kiệm lượng nước đáng kể, và tăng năng suất như đã đề cặp ở trên, phương pháp tưới nhỏ giọt còn có thể kết hợp bón phân hoà tan tới tận gốc, cộng hưởng giúp năng suất có thể tăng tới 50%.