Tưới dí vẫn là hình thức tưới phổ biến nhất cho công việc tưới cây Hồ tiêu của đa số bà con. Với hình thức này, có thể chi phí đầu tư không quá nhiều. Tuy nhiên chi phí vận hành sẽ rất cao. Bởi thường thì máy bơm hoạt động mỗi ngày lên tới 10-12 tiếng, cùng với đó cần nhiều công lao động hơn cho một diện tích trồng tiêu. Điều quan trọng hơn, việc tưới sẽ khó duy trì thường xuyên, đúng thời điểm, đều đặn với một lượng nước vừa đủ. Bên cạnh tưới dưới gốc, cây Tiêu cần thêm nước trên thân, lá và độ ẩm cần được duy trì.
Tưới tự động phun mưa là giải pháp toàn diện!
Anh Dương Văn Nảm, Thôn 4, Xã Long Bình, H. Bù Gia Mập, Bình Phước, chủ vườn tiêu 6 mẫu chia sẻ:
Lúc ban đầu anh tính sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cuốn quanh mỗi gốc tiêu, bởi tưới tay thì vất vả quá, nhiều lúc không có công, bên cạnh đó chi phí chạy máy bơm cũng rất lớn, tưới tay cũng không còn khả thi do nguồn nước mỗi ngày một khan hiếm.
Tuy nhiên, anh cho biết nếu áp dụng tưới nhỏ giọt chi phí lớn quá, có thể sẽ chỉ làm thì điểm một mẫu, sau đó mỗi năm làm thêm một ít, tưới nhỏ giọt tuy giúp tiết kiệm nước nhưng không cải thiện được môi trường sống, và không giúp bộ rễ phát triển được nhiều.
Còn, với phương án tưới phun mưa, anh cho rằng phù hợp hơn cả, vì vừa đảm báo tiết kiệm nước, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây tiêu phát triển như cung cấp đủ nước, duy trì tiểu vùng khí hậu, cải tạo lớp đất mặt cho rễ cây phát triển rộng… và với người nông dân, chi phí đầu tư thấp là yếu tố quan trọng nhất để anh và nhiều bà con nông dân khác sẵn sàng chuyển đổi từ tưới thủ công sang tưới tự động.
Anh nói thêm, trước đây, với 6 mẫu, máy anh đầu tư một máy bơm D22, mỗi ngày chạy hết chừng 500 ngàn tiền dầu cùng 300 ngàn tiền công tưới cho 02 người. Cứ một tuần mới tưới hết 1 lượt và lại quay về tưới từ đầu, cứ như thế trong suốt mùa khô. Tính ra mỗi tháng anh chi phí hết hơn 20 triệu tiền dầu và công tưới.
Sau gần 1 tháng triển khai tưới thử trên mẫu tiêu đầu tiên, anh cho rằng, riêng về tiền dầu đã giảm một nửa vì mỗi lần chạy máy anh tưới hết 1 mẫu, chạy trong vòng 4-5 tiếng là ướt từ ngọn và thấm xuống lớp đất chừng 20 phân, rất phù hợp cho cây tiêu. Công tưới gần như không có, vì hai công tưới trước đây giờ chuyển sang chăm bón phân và chăm sóc thêm vườn cà phê cho anh. Tổng chi phí tưới cho mỗi mẫu tiêu giờ chỉ còn khoảng trên dưới 7 triệu, trong khi đó cây tiêu phát triển tốt hơn, giữ được đất tới xốp hơn, bảo vệ được nguồn nước.
Ưu điểm của R33 cho tưới Hồ tiêu:
- Made in USA
- Bán kính lớn, Lưu lượng lớn, hạn chế đường ống dẫn
- Hạt nước nhỏ mịn, tưới rất đồng đều
- Yêu cầu máy bơm nhỏ cho một diện tích lớn
- Chi phí đầu tư thấp
- Phù hợp cho tưới Tiêu, Cà Phê, Thanh Long, Tưới Mía…
- Tháo lắp, vệ sinh nhanh chóng
- Thiết bị chặn hướng tưới
- Hoạt động ổn định, bền bỉ
- Được nhiều bà con nông dân lựa chọn
Lợi ích của tưới phun mưa tự động bằng thiết bị Nelson:
- Chủ động thời gian tưới
- Hạn chế tác hại của sương muối do chủ động tưới
- Tiết kiệm điện—nước—nhân công—chi phí đầu tư
- Tiết kiệm chi phí vận hành, sửa chữa
- Sử dụng dài lâu, không phải thay thế
- Nâng cao năng suất
- Nâng cao uy tín canh tác
- Nâng cao tổng thu nhập hàng năm
- Hoàn toàn an tâm.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật:
CHỈ SỐ THIẾT BỊ R33 | |
Họng tưới xanh 4.8mm | ~2 m3/giờ |
Đĩa tưới xanh 240 | 15.5 m |
Áp suất tại họng | 3.5 bar |
PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT R33 | |
Chỉ tiêu | Chỉ tiêu đạt được |
Bán kính max | 15.5 m |
Khoảng cách đường ống | 15 m |
Khoảng cách béc tưới | 15 m |
Mô hình | Tam giác |
KẾT QUẢ ĐẦU RA | |
% độ phủ | >100 |
% đồng đều | > 85% |
Lưu lượng nước | 7.0 mm/giờ |
Tổng lưu lượng 1h tưới | 70 m3/giờ/ha |
Căn cứ lưu lượng chuẩn để đặt giờ bơm |
Bên cạnh Nelson R33, Nelson R2000WF (WF—Wind fighter, chống gió tốt) cũng rất thích hợp cho tưới phun mưa vườn Hồ tiêu, đạt kết quả đầu ra về lưu lượng, độ đồng đều tương đương với R33 như ở trên.
Xem file đầy đủ Kỹ thuật tưới cây Hồ tiêu tự động