Ngành mía đường đang ngày càng trì trệ, cạnh tranh nhau, nông dân khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ cần một chính sách mới để có thể cạnh tranh sòng phẳng với đường thế giới.
Theo ông Nguyễn Quang Hợp, một nông dân trồng mía lớn ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành (Tây Ninh), ngành mía đường của ta không thể cạnh tranh được với Thái Lan vì giá thành cao, thậm chí cũng khó cạnh tranh với đường của Campuchia. “Nếu muốn tồn tại và phát triển, việc học tập lẫn nhau là đương nhiên, học cả cái hay lẫn các dở để làm hoặc tránh. Hoàng Anh Gia Lai cũng lấy kinh nghiệm Việt Nam sang mở nhà máy đường tại Lào. Về kỹ thuật công nghệ Việt Nam không hề thua kém, nhưng về chính sách quốc gia khác nhau thì doanh nghiệp không thể làm khác được” – văn bản của Hiệp hội Mía đường nêu rõ. Khi giá bán đường trong nước lên cao, các nhà máy chưa quan tâm chia sẻ lợi ích với người nông dân trồng mía, đến khi giá xuống gánh nặng lại dồn hết lên vai người nông dân. Người nông dân không yên tâm trồng mía và sẵn sàng chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác, khiến ngành mía đường không chủ động được nguồn nguyên liệu. Trong khi đó, HAGL chỉ trong một thời gian ngắn đã làm được điều này và đạt năng suất 120 tấn/ha. Việc trồng trọt và sản xuất mía đường tại Lào của HAGL được cơ giới hóa và công nghiệp hóa ở tất cả các khâu, từ đất trồng mía, làm cỏ, bón phân, tưới nước, thu hoạch đến sản xuất, đóng gói thành phẩm. Được biết, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, mía đường đã đem về doanh thu 840 tỷ đồng cho tập đoàn. Hiện nay , nông dân cần có những phương án khắc phục khó khăn hiện tại. Đặc biệt trong mùa khô hạn thì nước tưới cho mía lại vô cùng quan trọng. Ở thời điểm mùa khô hạn, mỗi lần tưới cần từ 300 – 500 m3/ha, đồng thời căn cứ vào tốc độ bốc hơi nước ở mỗi khu vực mà xác định các lần tưới tiếp theo. Thông thường vào mùa khô hạn khoảng cách mỗi lần tưới từ 10 – 15 ngày. Rõ ràng nếu giải quyết được vấn đề thủy lợi, có nước tưới vào các tháng mùa khô thì năng suất cây mía của chúng ta sẽ tăng lên gấp bội, đồng thời giảm được thiệt hại về năng suất mía khi kéo dài mùa chế biến về cuối vụ ép
Lời kết
Rõ ràng cây mía hiện nay đang cần nhiều chính sách thay đổi của nhà nước và sự đầu tư của nông dân. Không phải trông đợi từ những điều xa xôi, ngay từ bây giờ hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhất.