Cà phê Việt trước những thách thức từ biến đổi khí hậu.
[su_quote]Cà phê Việt chưa hết khỏi những lao đao do thị trường quốc tế biến động và đầy cạnh trạnh với những ông chủ cà phê lớn như Brazil, Trung Quốc, Indonesia… thì giờ đây tình hình lại càng khó khăn khi mất mùa do hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cà phê trong nước.[/su_quote] Giá cà phê đang có xu hướng giảm mạnh xuống mức 34,5 – 5,7 triệu đồng/tấn, thấp nhất trong 16 tháng kể lại đây. Các nhà rang xay cà phê Mỹ có xu hướng chuyển sang sử dụng cà phê conilon Brazil. Chưa dừng lại ở đó, sản lượng cà thế giới tiếp tục tăng thêm 1,6 triệu bao trong khi sản lượng cà phê Việt Nam lại có xu hướng giảm 20% so với niên vụ trước. Tình trạng trên là kết quả của những tháng hạn hán kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước tưới. Các tỉnh Tây Nguyên phải đối mặt với nguồn nước bị cạn kiệt nghiêm trọng do lượng mưa thấp hơn 10 – 30%. Hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực chiếm 60% sản lượng này của cả nước. Theo báo Guardian “Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng hơn thập kỷ”. Nhiệt độ tăng cao gây ra hiện tượng không đậu quả của cây cà phê. Mặc dù giống robusta chịu nhiệt cao nhưng mức nhiệt trung bình tăng 2,3 độ C ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của cây. Hơn nữa, với sự nhận thức kém và lối sống cũ, những người dân ở đây gây ra nạn chặt phá rừng, độc canh cây cà phê và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, theo ông Kersin Linne, nhà tư vấn công trình chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam: “Vấn đề lớn nhất là các vườn cà phê phụ thuộc vào hệ thống nước tưới”. Hệ thống nước ngầm bị khai thác tự do, thiếu kiểm soát đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt và gây hệ quả giảm lượng nước mưa. Không những thế trước tình trạng sử dụng nước tưới lãng phí, nông dân được khuyến cáo sử dụng lượng nước tưới đủ lượng, đúng thời điểm để tăng hiệu quả và dự trữ khi mùa khô sắp tới gần.
Lời Kết Những tấn cà phê đang chờ để thu hoạch, người nông dân tiếp tục chờ những cơn mưa, nhà đầu tư vẫn đang đợi những con số của cà phê robusta tăng lên trên sàn giao dịch New York… tất cả đang ấp ủ những kỳ vọng lạc quan hơn cho tương lai cà phê Việt Nam. Nhưng điều đó không chỉ phụ thuộc vào những thay đổi của thiên nhiên khí hậu mà còn là hành động của người nông dân, doanh nghiệp và những giải pháp từ Hiệp hội cà phê Việt Nam. Họ cần làm gì để năm sau Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu robusta lớn nhất thế giới?