Trong nông nghiệp việc sản xuất kém hiệu quả là rất nhiều; nó bị tác động bởi nhiều yếu tố: đất kém dinh dưỡng, khí hậu không thuận lợi; kĩ thuật chăm sóc sai cách… Và việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang cây ăn trái có hiệu quả cao; là sự chọn lựa của nhiều nông dân để tìm ra hướng đi mới cho mình. Hiện tại có rất nhiều mô hình, với những cây giống hợp với khí hậu hay môi trường sống mà đưa lại hiệu quả cao.
Cam sành là một loại cây ăn quả mang lại hiệu quả rất cao, được nhiều nông dân chọn lựa khi chuyển đổi sản xuất.
Những đòi hỏi khi trồng cam sành.
Cam sành là cây có múi, sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường. Để có những trái cam sành đẹp, được thị trường ưa chuộng cần phải bón lượng phân cân đối. Người dân gọi là “nghệ thuật” bón phân để cho trái nhìn vừa đẹp mắt ăn lại ngon. Điều này không mấy dễ dàng đối với người trồng. Cây cam sành, có một số vấn đề như: vỏ dày, xù xì, ít nước, không ngọt, thậm chí không có nước.
Để có thể có những trái cam sành đạt chuẩn, đòi hỏi quá trình chăm sóc vô cùng nghiêm ngặt; tuân thủ liệu trình chăm bón cũng như phòng trừ sâu bệnh hại quả.
Để quản lý dịch hại trên vườn trồng, đặc biệt là bệnh vàng lá gân xanh trên cam, trước tiên phải quản lý được rầy chổng cánh bằng cách sử dụng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh vườn thường xuyên, khi xử lý ra đọt non phải phòng trị đối tượng dịch hại này; thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện bệnh để có những biện pháp xử lý.
Các vấn đề kể trên liên quan đến vấn đề bón phân trong giai đoạn phát triển trái. Khi bón phân trong giai đoạn 1,5 tháng sau khi đậu trái cho đến khi thu hoạch; thì ngưng bón phân khoảng 1 tháng, tổng cộng 1,5 tháng sẽ bón 1 lần.
Với công thức bón phân hiện tại của bà con thì tỉ lệ vỏ dày và trái bị khô khá nhiều. Nếu bón phân 5 lần từ 1,5 tháng đến khi thu hoạch, với tỉ lệ đạm – lân – kali bằng nhau; thì trái khoảng 180gram, khoảng 5,5 trái/kg sẽ cho trái ngọt. Nếu bón kali nhiều ngay từ đầu, từ lúc 1,5 tháng đến khi thu hoạch thì trái sẽ rất ngọt, nhưng trái nhỏ. Vì vậy trong kỹ thuật canh tác; đặc biệt đối với cây có múi thì phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trái.
Vấn đề về nước tưới.
Trong quá trình chăm sóc thì chất lượng nước tưới, lượng nước tưới đạt chuẩn cũng giúp phần cho kết quả của ngày thu hoạch. Các nhà vườn sẽ áp dụng vòi tưới như thế nào? liều lượng ra sao? Khi chọn vòi tưới, chủ nhà vườn sẽ suy tính tới việc chọn vòi tự động hay không tự động. Nhưng thường nhà vườn sẽ chọn loại tự động để giảm công sức cũng như thời gian cung ứng nước cho cây luôn đảm bảo.
Đối với vai trò dinh dưỡng đối với cây có múi, có hai chất rất quan trọng. Một là chất đạm – là chất quyết định nâng suất, hai là chất kali sẽ quyết định phẩm chất trái. Đặc biệt, cây trong giai đoạn còn tơ thì cây sinh trưởng rất mạnh, nếu bón thúc cho cây sinh trưởng mạnh; nhưng không bón phân cân đối sẽ làm cho da bưởi, cam xù xì.