1. Theo TCVN 9170-2012 về yêu cầu kỹ thuật tưới bằng phương pháp phun mưa, tùy thuộc vào điều kiện thực tế người dùng có thể lắp hệ thống tưới tự động bằng béc tưới theo 4 mô hình:
a). Sơ đồ bố trí kiểu hình tam giác
b). Mô hình bố trí kiểu hình vuông
c). Sơ đồ bố trí kiểu hình chữ nhật
d). Sơ đồ bố trí kiểu hình bình hành
Trên thực tế, phổ biến nhất là mô hình hình tam giác và hình vuông. Khi lắp đặt theo mô hình này, thường sẽ cho độ đồng đều cao, đồng thời cũng dễ lắp đặt và phù hợp với hầu hết các mô hình trồng cây hiện nay.
2. Về khoảng cách giữa các béc tưới.
Khoảng cách cũng được xác định theo mô hình, và thường được hiểu theo hai cách cơ bản là tưới chạm đầu và tưới phủ chân.
a). Tưới chạm đầu: phạm vi tưới của béc này vừa chạm tới phạm vi tưới của béc kia (xem hình trên).
Theo phương pháp này, giả sử khoảng cách giữa các béc là D, bán kính là R.
Theo mô hình tam giác: D = 1.73xR
Theo mô hình hình vuông: D = √2xR = 1.4xR
Theo phương pháp này chi phí đầu tư sẽ thấp, vì khoảng cách giữa các béc được đặt xa ở mức tối đa. Giả sử 1 béc Nelson R33 có bán kính 15m, vậy nếu lắp theo mô hình tam giác, khoảng cách giữa các béc liền kề là D = 1.73 x 15m = 25m.
Ngược lại, trong trường hợp có gió, công suất máy bơm yếu, không đủ áp suất… rất dễ xảy ra tình trạng tưới bị lỏi, nhiều chỗ giao nhau sẽ không có nước.
Bên cạnh đó, nhiều loại béc thường rất ít nước, hoặc thậm chí không có nước ở vị trí chân béc, nên tưới sẽ không đồng đều.
Nên ta có thể áp dụng theo cách tưới phủ chân.
b). Tưới phủ chân: phạm vi tưới (bán kính tưới) của béc này phủ tới chân của béc khác, D = R.
Với phương pháp này, độ đồng đều rất cao. Thường khoảng 83 – 90%.
Bên cạnh đó, trong trường hợp có gió, hoặc điện áp thấp, không đủ áp suất… hệ thống tưới vẫn đảm bảo tưới đều ở mọi vị trí.
Tuy nhiên, phương án này thường có chi phí cao hơn.
Bà con tham khảo mô hình thiết kế hình tam giác, khoảng cách béc tưới phủ chân.
Để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, chúng tôi thường áp dụng lắp đặt khoảng cách béc D = R.
Với khoảng cách này độ đồng đều thường trên 80%.
Dưới đây là bảng thông số thể hiện quan hệ bán kính, khoảng cách và các chỉ số đầu ra của hệ thống:
STT Loại béc Bán kính
(m)Khoảng cách
(m)Độ đồng đều
(%)Lưu lượng
(mm/giờ)Lưu lượng
(m3/giờ/ha)Áp suất thí nghiệm
(bar)1 Nelson R33 – xanh* 15.5 15 84.0 7.23 72.3 3.45 2 Nelson R33 – nâu 14.5 15 76.0 7.12 71.2 2.41 3 Nelson R2000WF – vàng 12.8 13 89.2 6.02 60.2 4.14 4 Nelson R2000WF – nâu 13.7 13 83.0 7.35 73.5 4.14 5 Nelson R2000 – vàng 10.1 10 93.5 4.54 45.4 3.79 6 Nelson R10TG – đen 8.8 8 87.5 13.06 130.6 2.76 7 Nelson S10 – đen 6.7 6 96.0 18.23 182.3 2.76 8 Nelson R5 – xanh 5.5 5 87.0 3.09 30.9 1.72