Nhà Bè Agri xin chia sẻ tới quý bà con nông dân một số câu hỏi và trả lời phổ biến liên quan tới Thiết bị châm phân tự động.
Qua chia sẻ này bà con có thể hiểu rõ hơn về thiết bị châm phân, cách sử dụng, bảo vệ hệ thống tưới của mình.
Để chia sẻ thêm cũng như có những câu hỏi khác, xin quý bà con gửi thư về Nhà Bè Agri hoặc email: nhabeagri@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn quý bà con. Chúc bà con một vụ mùa bội thu.
[su_spoiler title=”1. Thiết bị châm phân tự động là gì”]Là thiết bị giúp đưa phân bón, thuốc, hóa chất, chất dinh dưỡng trực tiếp và hòa tan vào nguồn nước tưới sau đó cung cấp cho vùng cần tưới.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”2. Tôi có thể sử dụng bộ châm phân để cung cấp thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, hóa chất…”]Có thể, thiết bị châm phân có thể sử dụng cho mọi loại hóa chất, phân bón. Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc ghi trên bao bì sản phẩm đặc biệt về liều lượng sử dụng. Bởi phân, hóa chất cần được pha trộn với tỉ lệ nhất định.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”3. Tôi sử dụng phân hữu cơ pha loãng, và không thể biết rằng thiết bị châm phân đã hoạt động hay chưa, phân đã được đưa vào hệ thống hay chưa?”]Việc phân được đưa vào hệ thống với một lưu lượng nhỏ, có thể chúng ra rất khó phát hiện rằng thiết bị đã đưa phân vào hệ thống hay chưa. Chúng ta có thể sử dụng một ít phẩm màu (thực phẩm) hòa chung với phân để dễ phát hiện hơn. Nếu bộ châm phân vẫn chưa hoạt động thì hãy kiểm tra các van, hoặc có thể tắt bơm và khởi động lại.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”4. Có cần phải vệ sinh thiết bị sau khi tưới phân không?”]Luôn vệ sinh thiết bị châm phân cũng như xả nước để vệ sinh hệ thống đường ống để bảo dưỡng hệ thống. Đặc biệt là sau khi tưới phân hữu cơ.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”5. Có dùng được phân hữu cơ trong hệ thống tưới nhỏ giọt thông qua thiết bị châm phân tự động không?”]Dùng bình thường.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”6. Tôi nên tìm mua thiết bị châm phân nào?”]Thiết bị châm phân cần độ chính xác, dễ sử dụng, kích cỡ của thiết bị là những yếu tố quan trọng để lựa chọn. Bà con có thể tham khảo một số loại thiết bị châm phân tại đây.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”7. Van của thiết bị châm phân đã mở, nhưng không phân không được hút lên, trong khi nước tưới vẫn qua Venturi. Tôi phải làm sao?
“] Nếu sau vài phút, vẫn không thấy phân lên, hãy đóng van trong giây lát và mở van trở lại. Khi mở lại, nước từ hệ thống sẽ chảy xuống bình phân, điều chỉnh van để cân đối áp suất, sau đó phân sẽ từ từ được hút ngược lên hệ thống. Quá trình này có thể kéo dài một hoặc hơn một phút. Hãy chắc chắn, nước phân trong bình phải ngập hết đầu hút. Nếu phân có màu sẽ dễ dàng quan sát hơn, và nên sử dụng dây hút không màu.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”8. Phân có loãng hơn trong quá trình tưới không?”]Phân sẽ được hút từ phía dưới đáy bình lên trước để đảm bảo có thể hút được hết bình. Tuy nhiên nước phân dưới đáy thường đặc hơn phía trên. Nên nếu có thể hãy đảo đều phân trong quá trình tưới.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”9. Tôi có thể sử dụng phân, chất dinh dưỡng dạng khô không?”]Phân, chất dinh dưỡng cần được hòa tan hoàn toàn với nước trước khi sử dụng.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”10. Tôi có cần sử dụng van chống chảy ngược cho bộ châm phân không?”]Có, chúng ta nên sử dụng thiết bị van chống chảy ngược để bảo vệ nguồn nước vì nhiều trường hợp nước phân sẽ chảy ngược lại đầu nguồn nước cấp. Đặc biệt nếu chúng ta sử dụng nước tưới chung với nguồn nước sinh hoạt.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”11. Tôi có thể sử dụng axit, chất ăn da, chất ăn mòn với thiết bị châm phân hay không?”]Axit, chất ăn da, chất mài mòn không nên dùng với bộ châm phân, tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể, bạn có thể tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”12. Tôi có cần sử dụng đầu lọc ở đầu hút của thiết bị châm phân không?”]Rất cần, thông thường bạn nên sử dụng đầu lọc tối thiểu 120 mesh, một số đầu nhỏ giọt, dây nhỏ giọt có thể yêu cầu lọc lên đến 150 hoặc 200mesh.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”13. Tôi có thể sử dụng phân cá để tưới qua bộ châm phân?”]Không. Chỉ sử dụng phân đã hòa tan hoàn toàn trong hệ thống tưới nhỏ giọt. Phân chưa được hòa tan hoàn toàn nên tưới, bón bằng tay trong khu vực thấm nước của đầu nhỏ giọt để tránh tắc nghẽn.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”14. Tôi có nên tưới xúc rửa trước và sau khi bón phân?”]Có. Sử dụng nước sạch tưới trong khoảng thời gian 1/3 so với tổng thời gian dự kiến tưới, sau đó tưới phân 1/3 thời gian, và cuối cùng súc rửa 1/3 thời gian. Cách tưới này làm đất ẩm trước khi tưới phân, giúp phân ngấm trong đất tốt hơn, và rửa đường ống khi kết thúc tưới.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”15. Phân hữu cơ dễ gây tắc nghẽn cho dây tưới nhỏ giọt?”]Đúng vậy. Dây tưới nhỏ giọt có những khe nước rất nhỏ đi uốn khúc lên xuống và rỉ từ từ giống như hệ thống mạch máu. Trong trường hợp cần bón phân hữu cơ qua ống nhỏ giọt, hãy sử dụng loại ống mỏng, giá rẻ để có thể thay ống mới mà không tốn nhiều chi phí.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”16. Tôi nên sử dụng loại phân nào để bón qua châm phân tự động”]Phân nước hoặc phân có thể hòa tan hoàn toàn được trong nước[/su_spoiler]