[su_spoiler title=”1. Tôi nên sử dụng bộ lọc với cỡ mắt lưới là bao nhiêu?”]Tùy thuộc vào yêu cầu của đầu nhỏ giọt, dây nhỏ giọt bạn sẽ chọn cỡ mắt lưới phù hợp. Thông thường có cỡ mắt lưới 120-155mesh. Đối với hệ thống phun sương có thể sẽ yêu cầu bộ lọc có mắt lưới dày hơn 200mesh.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”2. Có cần gắn thiết bị lọc cho hệ thống tưới không?”] Đối với hệ thống nhỏ giọt, tưới phun sương cần phải có bộ lọc. Nhà cung cấp có thể sẽ không bảo hành những lỗi hư hỏng của dây nhỏ giọt, đầu nhỏ giọt trong trường hợp hệ thống không được gắn bộ lọc. [/su_spoiler]
[su_spoiler title=”3. Tác dụng của bộ lọc là gì?”] Bộ lọc giúp giữ lại cặn rác, nhân tố chính gây nên hiện tượng tắc nghẽn.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”4. Có cần phải vệ sinh bộ lọc thường xuyên không”] Thường xuyên hay không cũng phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước cấp. Vệ sinh bộ lọc giúp hệ thống hoạt động tốt hơn, hạn chế hiện tượng mất áp suất khi nước đi qua bộ lọc, và giúp đảm bảo bộ lọc cung cấp đủ lưu lượng nước cho hệ thống tưới.[/su_spoiler]
[su_spoiler title=”5. Sự khác biệt giữa lọc màng (lưới) và lọc đĩa?”]Lọc màng cho hệ thống tưới nhỏ giọt
Lọc màng là loại lọc khá phổ biến, và thường có giá rẻ hơn so vơi lọc đĩa. Lọc màng có khả năng lọc cặn rác dạng cứng như cát, rác, cặn bẩn… Tuy nhiên nó không lọc được triệt để các chất hữu cơ như tảo, rêu, nấm mốc, chất nhờn. Những vật thể mềm có thể sẽ len lỏi vào trong mắt lưới và rất khó để vệ sinh. Đồng thời chúng cũng có thể lọt qua mắt lưới. Có nhiều cách vệ sinh thiết bị lọc màng. Nhưng các đơn giản nhất là xả van ở phía cuối của bộ lọc.
Bộ lọc đĩa hệ thống tưới nhỏ giọt
Lọc đĩa ngoài những tính năng như của lọc màng (lưới) thì nó còn có khăng lọc được các chất hữu cơ. Bộ lọc đĩa bao gồm một trụ và các vòng đĩa xếp chồng lên nhau. Mỗi đĩa có các rãnh ở hai bên. Khi nước được đẩy qua các rãnh, rác hữu cơ, hay cáu bẩn được giữ lại tại thành ngoài của các đĩa xếp chồng lên nhau, trong khi đó nước sạch đi qua các rãnh đĩa và ra chàn ra ngoài bộ lọc.[/su_spoiler]